Harley nổi tiếng với V-twin và khi nhắc đến Ducati nhiều người sẽ nghĩ ngay đến động cơ L-twin với góc 90 độ (cũng là một dạng V-twin). Vì sao nhiều nhà sản xuất chọn động cơ V, có phải là do hình dáng của nó?
Thực ra động cơ 2 xi lanh khi được đặt chữ V sẽ có rất nhiều lợi thế.
Động cơ của xe bắt đầu từ một xi-lanh đơn và khi những yêu cầu về công suất và tốc độ lớn hơn người đã chế tạo ra động cơ 2 xi lanh.
Nhiều công ty của Anh đã trang bị động cơ 2 xi-lanh song song với các xi-lanh đơn được nối cạnh nhau, và các xi-lanh được đặt theo phương thẳng đứng. Nó đã trở thành biểu tượng của những chiếc đến từ Vương quốc Anh.
Mặt khác, người Mỹ bắt đầu tăng thể tích bằng cách làm ra những động cơ V-twin, người ta gắn thêm một bộ piston và thanh truyền vào trục khuỷu của động cơ xi lanh đơn.
Anh em xem hình minh họa ở động cơ V-twin trên Ducati Panigale 1199R bên dưới để hiểu hơn.
Nói cách khác, từ động cơ 1 xi lanh người ta chỉ cần kéo dài thêm trục khuỷu một tí để lắp vừa được 2 piston lên, mà không cần phải lắp thêm các bộ đối trọng và cổ biên.
Thông thường, động cơ 1 xi lanh cần 1 bộ đối trọng và 1 cổ biên, động cơ 2 xi lanh song song cần đến 2 bộ đối trọng và 2 cổ biên. Tuy nhiên, nếu là động cơ 2 xi lanh dạng V-twin thì chỉ cần 1 bộ đối trọng và 1 cổ biên.
Chính thiết kế trên đã tạo nên lợi thế lớn cho động cơ dạng V-twin, giúp khối động cơ này nhẹ hơn đáng kể so với việc làm động cơ 2 xi lanh dạng song song, cùng với đó là động cơ V-twin cũng mỏng hơn.
Chiều rộng động cơ lớn hay nhỏ đều có ảnh hưởng rất lớn đến độ linh hoạt của chiếc xe khi nghiêng thân xe từ bên này sang bên kia.
Ngoài ra, V-twin còn có ưu điểm là dễ triệt tiêu độ rung do piston sinh ra, bánh sau dễ bám mặt đường hơn do kỳ nổ không đều giữa các piston.
Như anh em cũng biết, động cơ V-twin không chỉ được sử dụng ở Mỹ mà còn bởi các nhà sản xuất chuyên về siêu thể thao như Ducati ở Ý, và có được rất nhiều fan hâm mộ.