Nhưng từ đó cũng xuất hiện hai trường phái là “phượt thủ” và “tour thủ”, vậy họ khác nhau ở điểm nào?
1. Phượt thủ
Thành phần tham gia: đa số là những bạn trẻ có cả nam và nữ, thích du lịch khám phá trải nghiệm nhiều điều lý thú trên cung đường.
Thường nếu là dân chuyên nghiệp sẽ có buổi gặp mặt trước ngày đi, có người dẫn đoàn và hướng dẫn, lên lịch kỹ càng cho chuyến đi nơi đến và địa điểm du lịch.
Với dân không chuyên và là đa số hiện nay, thì sẽ không có buổi gặp mặt này, đa số sẽ chỉ liên hệ qua mạng xã hội chờ đến ngày là tập trung đi thôi, các bước chuẩn bị cũng sơ sài và không có lịch trình rõ ràng.
Có một số thành phần không trung thực còn lợ dụng hình thức đi “phượt” để làm kinh tế cho riêng cho mình và còn có một số bị biến thể thành đi “phịch”.
Phương tiện: mọi loại xe từ tay ga cho đến xe số, có khi cả xe đạp nhưng rất hiếm.
Đa phần đều không độ gì, lâu lâu xuất hiện một chiếc gắn đèn trợ sáng, trên xe xuất hiện vô số logo phượt thủ để nhận biết nhau.
Trang bị kèm theo: máy ảnh, lều trại, thức ăn, rất nhiều quần áo…
Đặc điểm nhận dạng: đội nón từ ½, ¾ cho đến Full-face, khăn rằn ri choàng cổ, tay chân có gù bảo hộ, mình luôn có áo phản quang. Đặc biệt hay mặc áo cờ Việt Nam treo cờ ở đầu xe.
Đi theo đoàn với số lượng đông, chạy tốc độ chậm rãi chủ yếu để ngắm cảnh, ai muốn đi chung thì cứ ghép đoàn là đi.
Hay chào nhau cụng tay các kiểu, thể hiện tình thần đoàn kết vui vẻ, ca hát nhảy múa ngay ngoài đường bất chấp nhiều nguy hiểm.
Phượt thủ đang dần biến chất
Nhiều đoàn không chuyên nghiệp còn gây hình ảnh phản cảm với người dân địa phương như: ăn uống xả rác bừa bãi, có những hành động không đẹp… đổi lại với những người chuyên nghiệp sẽ được người dân địa phương yêu mến, hướng dẫn đến các địa điểm đẹp.
2. Tour thủ
Thành phần tham gia: đa số là bạn bè các anh chơi chung với nhau từ lâu, đặc biệt chỉ toàn nam giới, hiếm khi có nữ. Thường ở độ tuổi 20, 30, đặc biệt thích độ xe, mê xe và đam mê tốc độ.
Chủ yếu muốn được chạy xe trên mọi cung đường để thỏa niềm đam mê tốc độ của mình.
Thường thì anh em sẽ không có buổi gặp mặt trước khi đi vì mọi người đề hiểu rõ nhau cả, đến ngày là lấy xe đi thôi. Đặc biệt, địa điểm chỉ có điểm đầu và điểm cuối chứ không có ăn chơi dọc đường.
Phương tiện: xe là những dòng 110cc trở lên đến tận những chiếc phân khối lớn 1000cc, đa số là xe côn tay và xe số, lâu lâu cũng có một chiếc tay ga lẫn vào.
Thường nếu đi chung thì sẽ ngang nhau về phân khúc, để chạy kịp với nhau. Xe được độ kiểng, làm bài đi tour, độ Full bài… đèn trợ sáng thì xe nào cũng có.
Trang bị kèm theo: một ít đồ nghề dụng cụ sửa xe và tiền.
Đặc điểm nhận dạng: đầu đội nón Fullface, giáp đủ cả. Có một số người mới hay không quan tâm đến mạng sống thì quần jean, áo gió giày thể thao.
Tour trong ngày thì chỉ có đeo túi chéo để ít vật dụng cá nhân, còn những tour dài vài ba ngày thì sẽ có balo cột phía sau.
Đa số được đi vào ban đêm, một đoàn sẽ không quá đông dưới 10 xe là được, lâu lâu vẫn xuất hiện một đoàn đông như kiến.
Tour được chia làm 2 dạng nghỉ dưỡng và bạo lực. Nghỉ dưỡng thì tốc độ từ 60-80 km/h, bạo lực thì cứ hết ga hết số mà chạy.
Đi chủ yếu chỉ để trải nghiệm cung đường ở đó, thường chạy với tốc độ rất nhanh, dọc đường chỉ uống nước đổ xăng là chạy tiếp.
Tuy chạy tốc độ cao nhưng đa số là anh em chơi chung, nên chỉ cần đưa tay đưa chân là đã biết người đó muốn gì rồi. Những tour thế này thường rất nguy hiểm và thực tế, đã có những vụ tai nạn xảy ra vì không kiểm soát được tốc độ.
Thường sẽ ít đi chơi du lịch sống ảo, chỉ đến ăn uống, đi cà phê, nghĩ ở khách sạn rồi chạy tiếp. Vậy nên thường được gọi với cái tên là “tour bạo lực”.
Bài viết chỉ mang tích chất cung cấp thêm thông tin cho mọi người, để biết được thế nào là dân đi “phượt” và dân đi tour. Chúc mọi người có những chuyến đi an toàn.