Công tắc đó chính là nút bật pha/cốt, đồng ý là những người bật đèn pha trong thành phố chưa chắc đều là trẻ trâu – có thể do không biết hoặc là quên nhưng nhóm này chiếm rất nhỏ.
Việc này đã từng được lên án từ rất lâu, rất nhiều, dù hiện tại cũng đã giảm nhưng thực tế vẫn còn gặp trên đường.
Nhất là những lúc chạy xe đường dài, qua những đoạn đường tối, một số xe cứ luôn được bật pha hay cả đèn trợ sáng khiến cho những người điều khiển chiều ngược lại rất khó quan sát.
Thậm chí, một số đoạn người dân chạy ngược chiều cũng bật đèn cho thiệt sáng với suy nghĩ là “bật vậy để người ta thấy còn né”.
Vậy sử dụng đèn ra sao?
Đoạn đường nào quá tối và được phép thì phải mở đèn pha để chạy là điều đương nhiên. Nhưng đến những lúc có xe đi ngược chiều, bản thân người điều khiển phải hạ xuống đèn cốt và khi nào qua rồi mở pha lại.
Cả ô tô và xe máy đều phải cần làm việc này, không chỉ thể hiện văn hóa lái xe tốt mà còn bảo đảm an toàn cho đôi bên. Hai chiều lưu thông đều có được sự quan sát.
Luật giao thông đường bộ cũng đã quy định rất rõ lỗi liên quan đến đèn xe được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP ban hành ngày 30/12/2019 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2020.
* Đối với ô tô:
Sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư: Phạt tiền từ 800.000 đồng – 01 triệu đồng (trước đây phạt tiền từ 600.000 – 800.000 đồng).
* Đối với xe máy:
Sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư: Phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng (trước đây phạt tiền từ 80.000 – 100.000 đồng).
Mức phạt dù đã được tăng lên nhưng với một số người vẫn chưa đủ để răng đe, ý thức kém – thích bật pha là bật, thậm chí là đèn trợ sáng ngay trong thành phố.
Anh em lưu ý để nâng cao ý thức chạy xe hơn nhé, có độ đèn thì cũng vừa phải thôi, độ để quan sát chứ không phải là để gây nên sự khó chịu cho mọi người xung quanh.
Nhất là với những người mắt yếu như mình, gặp mấy cái đèn đó lóa vào mắt là coi như không thấy gì luôn.