Không chỉ những người điều khiển xe tải, xe khách mà ngay cả xe máy cũng phải có ý thức sử dụng còi để không gây cản trở cho những người tham gia giao thông công cộng khác.
Thông qua tín hiệu âm thanh, còi có chức năng là phương tiện giao tiếp giữa người điều khiển xe với môi trường xung quanh, cả người điều khiển xe khác và người đi bộ.
Tuy nhiên, còi cũng thể hiện cảm xúc tức giận hoặc xúc động của người lái xe đối với những người tham gia giao thông khác và thường gây ra xung đột giữa người lái xe với người đi đường.
Chính vì vậy mà việc bấm còi này cần có ý thức chứ không phải cứ bấm liên tục rồi khiến những người xung quanh bức xúc.
Bấm còi khi nào?
Việc sử dụng còi thể hiện sự lịch sự của người cầm lái trong giao tiếp với những người lái xe khác.
Cách sử dụng còi hợp lý nhất là khi chuẩn bị vượt xe, chỉ cần nhấn còi một hai lần và nháy đèn (nếu có), tất nhiên là vượt bên nào thì phải xi-nhan bên đó nhé!
Người lái xe phía trước sẽ hiểu khi nào xe sau sắp vượt, vì vậy họ sẽ giữ nguyên vị trí và nhường đường.
Tiếng còi lúc này cũng có thể là lời cảm ơn giữa các tài xế khi đã nhường đường và vượt xe xong.
Các bố cũng có thể cảnh báo cho những người tham gia giao thông khác bằng cách bấm còi khi đi qua những con đường mòn quanh co trên núi hoặc tầm nhìn bị hạn chế, thường thì xe từ hướng ngược lại sẽ bấm còi lại.
Một số trường hợp không tập trung khi tham gia giao thông, không để ý biển báo, tín hiệu đèn, vài tiếng còi lúc này sẽ giúp họ tỉnh ra.
Các quốc gia khác nhau có những thói quen khác nhau
Việc sử dụng còi cũng tùy thuộc vào mỗi quốc gia, bởi vì văn hóa và phong tục khác nhau.
Thông thường ở các nước phát triển như các nước Châu Âu, Châu Mỹ, Nhật Bản, các bố sẽ không thường xuyên nghe thấy tiếng còi xe, thậm chí gần như không có.
Các tài xế nước này rất tuân thủ luật lệ giao thông nên có những vi phạm tối thiểu thì các tài xế mới phải bấm còi làm tín hiệu.
Ở những quốc gia như vậy, thông thường người lái xe chỉ bấm còi khi họ quá bực tức, điều đó có nghĩa là người lái xe hoặc tài xế khác đang vi phạm giao thông.
Ngược lại ở các nước như Ấn Độ và Việt Nam, bản thân chúng ta đang sống ở đây có khi còn bực tức, bởi vì ngày nào cũng nghe thấy tiếng còi xe liên tục.
Quả thực, yếu tố tuân thủ luật lệ và ý thức tham gia giao thông là rất quan trọng, vì nếu các phương tiện di chuyển trật tự thì không cần phải bấm còi làm gì cả.
Đó là điều phân biệt đạo đức trong khi sử dụng còi, nếu vẫn còn nhiều người gây mất trật tự, tiếng còi xe sẽ tiếp tục vang lên.
Một số những khu vực mà các bố cần lưu ý không nên bấm còi, thường được đánh dấu bằng biển báo giao thông có cây còi bị gạch bỏ.
Tương tự như vậy, khi vào ban đêm, tốt hơn là không nên bấm còi mà chỉ đủ dùng đèn chiếu xa làm tín hiệu thay thế còi.