Đa phần mọi người đều đưa xe ra tiệm để tăng sên và đương nhiên không phải người thợ nào cũng canh chuẩn cả, việc sên bị tăng quá căng thường xảy ra nhưng các bố lại không hề để ý.
Một sợi sên bị căng sẽ có những dấu hiệu như phát ra tiếng kêu ở nhông khi dắt hoặc chạy xe, sên không có độ chùng, xe khi chạy bị nặng.
Chưa cần nói đến tác hại chính của một sợi sên bị quá căng thì anh em và các bố cũng đã cảm thấy bực mình khi chạy xe, do nhông phát ra tiếng lọc cọc và xe còn bị yếu đi.
Tuyệt đối không được tăng sên quá căng! Bởi, sên sẽ rất nhanh giãn khi bị kéo căng cứng và ma sát mạnh với nhông dĩa. Tất nhiên, nhông dĩa cũng chẳng thể bền được.
Thậm chí, sên còn có thể bị đứt giữa đường dẫn đến nguy hiểm cho người ngồi trên xe và những người xung quanh.
Sên bị đứt khi xe đang chạy sẽ văng ra rất mạng và còn có thể quấn vào bánh xe gây đứng bánh ngay lập tức.
Tăng sên ở mức nào là phù hợp?
Mỗi chiếc xe đều có độ giao động sên được nhà sản xuất quy định riêng (hay thường gọi là độ chùng sên).
Đối với những mẫu xe côn tay và xe máy phổ thông hiện nay độ chùng sên thường rơi vào khoảng 25mm. Phần lớn các nhà sản xuất đều dán thông số này ở gắp sau và kèm theo hướng dẫn đo.
Vị trí kiểm tra độ chùng sên nằm ở giữa khoảng cách từ nhông sên đến dĩa sên.
Các bố cũng không cần phải đo chính xác độ chùng theo nhà sản xuất quy định, chỉ cần ước lượng đừng để sên quá căng hoặc quá chùng được rồi.
Chẳng may bị thợ tăng sên quá căng thì phải điều chỉnh lại ngay lập tức nhé bố, tránh hậu quả về sau. Nhất là nên để ý xe của chị em, vì phụ nữ thường rất ít quan tâm đến xe, khi đưa xe đi sửa thì hoàn toàn tin vào những người thợ.