Đối với người thường, sau 1 giờ sau một giờ cơ thể sẽ chuyển hóa hết 1 đơn vị cồn.

Các chuyên gia y tế cho rằng việc nồng độ cồn lưu lại bao lâu trong máu, hơi thở phụ thuộc vào lượng rượu uống, đặc điểm sinh học, thể trạng của từng cá nhân.





Luật Phòng chống tác hại rượu, bia có hiệu lực từ ngày 1-1-2020 cấm hoàn toàn việc điều khiển phương tiện giao thông khi trong máu và hơi thở có nồng độ cồn đang nhận được dư luận đặc biệt quan tâm.

Với chế tài xử phạt nghiêm khắc theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30-12-2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, nhiều người dân băn khoăn và đặt câu hỏi sau khi uống rượu, bia bao lâu thì được lái xe?

bằng lái xe, kinh nghiệm lái xe, kỹ năng lái xe, lái xe an toàn, lái xe đường dài, rượu bia

Theo bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Phụ trách Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, ethanol hay rượu thông thường cơ bản là chất độc gây tổn thương não, đặc biệt là hệ thần kinh và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.


“Bất kể nồng độ cồn là bao nhiêu thì cũng đều có ảnh hưởng tới hệ thần kinh của người sử dụng, dẫn tới nguy cơ lái xe không an toàn. Thời gian từ lúc uống rượu đến khi có xét nghiệm âm tính (không còn nồng độ cồn trong máu, hơi thở) khi kiểm tra thì phụ thuộc rất nhiều yếu tố như: lượng rượu, nồng độ rượu, thời gian uống kéo dài, uống lúc đói…

Ngoài ra, còn phụ thuộc vào cơ thể, tình trạng bệnh lý, bởi có người uống từ tối hôm trước nhưng sáng hôm sau nồng độ cồn trong máu, trong hơi thở vẫn còn, nhưng có người thì không”- bác sĩ Nguyên nhận định.

Là cơ quan soạn thảo Luật Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia bà Trần Thị Trang, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế cho rằng không có con số chính xác tuyệt đối cho mọi cá nhân là “uống rượu bia sau bao lâu mới được lái xe” hay sau bao lâu uống rượu bia thì hết nồng độ cồn trong cơ thể.

Điều này phụ thuộc vào lượng bia rượu uống và đặc điểm sinh học, thể trạng của từng cá nhân, từ đó mới có chỉ số nhất định sau bao lâu mới hết nồng độ cồn trong máu.

bằng lái xe, kinh nghiệm lái xe, kỹ năng lái xe, lái xe an toàn, lái xe đường dài, rượu bia

“Thông thường đối với người có cơ chế chuyển hóa bình thường sau 1 giờ đồng hồ gan sẽ dung nạp và chuyển hóa hết 1 đơn vị cồn (1 đơn vị cồn tương đương với 2/3 lon bia 330 ml nồng độ 5%, 100 ml rượu vang nồng độ cồn 13,5%, 30 ml rượu mạnh nồng độ cồn 40%). Tuy nhiên, để hết hoàn toàn 1 đơn vị cồn, cơ thể còn phải mất từ 1-2 giờ nữa.


Đối với người khỏe mạnh, bình thường, không có bất cứ loại bệnh gì thì phải mất từ 2-3 giờ mới hết nồng độ cồn trong cơ thể, lúc đó mới có thể lái xe nếu như trước đó người này uống 1 đơn vị cồn tương đương với 2/3 lon bia 330 ml, 100 ml rượu vang nồng độ cồn 13,5%, 30 ml rượu mạnh nồng độ cồn 40%. Ngược lại, đối với những người có chức năng gan suy yếu hoặc những người có cơ thể chuyển hóa chậm hơn thì nồng độ cồn chuyển hóa sẽ lâu hơn nhiều” – bà Trang giải thích.

Các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo nam giới khỏe mạnh không nên uống quá 2 đơn vị cồn, nữ giới khỏe mạnh không quá 1 đơn vị cồn, mỗi ngày và uống dưới 5 ngày/tuần.

Theo soha.vn

Nguồn ảnh: Internet

Du lịch nhật bản, hướng dẫn du lịch Nhật và đánh giá địa điểm Nhật Bản Japan travel news, japan travel guides, japan holiday destinations and japan reviews

TIN LIÊN QUAN

Cầm biên bản vi phạm để chạy xe vẫn có thể bị phạt nếu quá hạn

Trong trường hợp Giấy phép lái xe đã bị tạm giữ chờ giải quyết vi phạm, anh em vẫn có thể cầm biên bản vi phạm để chạy xe nhưng đừng quên là nó có thời hạn.

Xem chi tiết: Cầm biên bản vi phạm để chạy xe vẫn có thể bị phạt nếu quá hạn

Lý do xe xuống dốc phải nhường đường cho xe đang lên dốc

Được quy định rõ trong luật giao thông đường bộ năm 2008, 'xe xuống dốc phải nhường đường cho xe đang lên dốc', nhưng mình tin rằng nhiều người còn chưa biết vì sao lại vậy.

Xem chi tiết: Lý do xe xuống dốc phải nhường đường cho xe đang lên dốc

Mẹo để thoải mái hơn khi chạy xe mô tô đi tour dưới thời tiết nắng nóng

Nhiệt độ cao trên những chiếc mô tô luôn là vấn đề của người chơi xe, nhất là với thời tiết nắng nóng như hiện nay, không chỉ gây khó chịu cho anh em mà ngay cả những linh kiện trên xe cũng có thể bị ảnh hưởng.

Xem chi tiết: Mẹo để thoải mái hơn khi chạy xe mô tô đi tour dưới thời tiết nắng nóng

4 mẹo giúp tay lái lụa hơn khi nhận biết nhanh các yếu tố gây mất an toàn

Xe máy là phương tiện có khả năng cơ động và linh hoạt tốt. Tuy nhiên, người điều khiển sẽ phải chú ý nhiều hơn vì xe 2 bánh cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn những loại phương tiện khác.

Xem chi tiết: 4 mẹo giúp tay lái lụa hơn khi nhận biết nhanh các yếu tố gây mất an toàn

Mức phạt lỗi không có hoặc không mang giấy tờ xe năm 2021

Như anh em đã biết, thời gian này đang là cao điểm kiểm tra các loại phương tiện độ chế cũng như cũ nát. Qua đó, CSGT cũng kiểm tra giấy tờ cần thiết khi điều khiển phương tiện.

Xem chi tiết: Mức phạt lỗi không có hoặc không mang giấy tờ xe năm 2021

5 điều biker cần lưu ý khi bào tour bằng xe máy

Đi du lịch bằng xe máy luôn là những hành trình thú vị và nhiều trải nghiệm nhất, dù được thực hiện theo nhóm hay đi một mình.

Xem chi tiết: 5 điều biker cần lưu ý khi bào tour bằng xe máy

3 điều anh em cần tránh khi đi trên đường

Chớ dại lao đầu vào 3 điều dưới đây nếu anh em không muốn gặp phải những phiền toái và đặc biệt là tốn tiền.

Xem chi tiết: 3 điều anh em cần tránh khi đi trên đường

Quá trẻ trâu khi chạy xe, thanh niên ở Malaysia chuẩn bị chỉ được chạy xe 70cc

Theo mình được biết, Cảnh sát Hoàng gia Malaysia (PDRM) đã đề xuất với Hội đồng An toàn Đường bộ (MKJR) cũng như Bộ Giao thông Vận tải về một loại giấy phép lái xe mới dành cho thanh niên Malaysia, đặc biệt là trong độ tuổi từ 16-20 tuổi.

Xem chi tiết: Quá trẻ trâu khi chạy xe, thanh niên ở Malaysia chuẩn bị chỉ được chạy xe 70cc

Kênh khám phá trải nghiệm của giới trẻ, thế giới du lịch