Liệu bạn có còn nhớ phân cảnh cướp đoàn tàu ngọc mục ở phần mở màn của “Fast Five”, phần thứ 5 của loại phim “Fast & Furious”? Trong khi phần lớn lượng xe tham gia cảnh đó đều là bản sao và đa số cảnh mạo hiểm đều được làm bằng CGI, hãng phim Universal Studios vẫn phải mất cả tấn tiền để thực hiện một cách hoàn hảo nhất có thể. Hơn nữa, cảnh này còn cần đến sự trợ giúp của một khẩu pháo hơi khổng lồ.
Video Craig Lieberman, cố vấn kỹ thuật của “Fast & Furious”, chia sẻ về cảnh cướp đoàn tàu trong “Fast Five”
Craig Lieberman, cố vấn kỹ thuật của 3 phần phim “Fast & Furious” đầu tiên, đã phân tích cách thức thực hiện phân cảnh đó trong video trên. Universal đã đồng ý cấp kinh phí 125 triệu USD “Fast Five”, và một phần lớn của số tiền (25 triệu USD) đó được sử dụng ngay với cảnh cướp đoàn tàu. Thậm chí, đội ngũ sản xuất còn xây dựng hẳn một đoạn đường tàu của riêng họ, và mua lấy những toa tàu để phục vụ cảnh hành động.
Vậy số xe ô tô thì sao? Hầu hết tất cả đều là bản sao. Nhà sản xuất không muốn chi quá nhiều tiền hoặc phá hỏng những chiếc xe cổ điển thật, vậy nên họ đã mua lấy thân vỏ và những phụ tùng hoàn thiện từ nhiều đơn vị sản xuất xe khác nhau.
Chiếc Corvette Roadster – chính xác là 12 chiếc – đã được mua từ công ty chuyên chế tạo xe bản sao Mongoose Motorsports để phục vụ riêng cảnh quay đó. Năm trong số chúng là xe mạo hiểm, ba chiếc được bắn đi từ khẩu pháo hơi cho cảnh rơi xuống vực hoặc bay ra khỏi toa tàu. Hai chiếc còn lại có sử dụng khung gầm Volkswagen Beetle, và được độ lại để phù hợp đi địa hình.
Sự đầu tư vào phân cảnh hành động đắt giá mở màn phim đã mang lại hiệu ứng tốt và không hề uổng phí khi đến cuối cùng “Fast Five” đã thu về 626 triệu USD tiền phòng vé, và giúp mở ra một chương mới cho cả thương hiệu “Fast & Furious”.
Duy Thành