Nước vào ống pô chỉ là một phần nguyên nhân làm xe tắt máy, phần chính là do nước đi vào động cơ qua cổ gió làm ướt bugi bên trong.

Các bố và anh em có thể để ý thấy, nhiều chiếc xe nước ngập qua cả ống pô nhưng vẫn chạy được vì đơn giản khi xe đang nổ máy nước cũng khó vào được.
Đương nhiên, nếu để xe nổ máy quá yếu thì khả năng nước vào ống pô khi ngập lại càng cao.
Quay lại vấn đề chính, việc lắp “ống thở cho pô xe” sự thật là không có nhiều tác dụng trong chuyện giúp xe chạy qua đường ngập nước an toàn.

Với những thiết kế tự chế đôi khi còn ảnh hưởng đến xe, người đi đường hoặc gây nguy hiểm cho chính bản thân.
Trời mưa thì may ra nguy hiểm sẽ không đến, nhưng những lúc trời chưa mưa thì thế nào?
Một số “ống thở cho pô” được làm bằng kim loại lắp trực tiếp vào pô xe lại còn để rất cao, đương nhiên chạy lâu phần ống này cũng sẽ nóng và chuyện gây bỏng da cho người vô tình chạm phải chỉ là điều sớm muộn.

Ngoài ra, theo một số hình ảnh mình được thấy các bố còn chế ống thở bằng nhựa, dán vào pô bằng băng keo.
Mình đoán rằng chạy không được bao lâu thì băng keo sẽ bị nóng chảy ra và bám hết vào ống pô, kể cả phần ống nhựa cũng có thể bị cháy.
Nói thật với các bố và anh em là đừng nên chế cháo gì trên xe cả, chỉ thêm tốn tiền và gây ra nguy hiểm cho chính bản thân thôi.

Tốt nhất, khi thấy tuyến đường ngập nước quá cao thì quay đầu và chọn đường khác để đi cho chắc, việc gì phải lội vào cho xe tắt máy.
Trường hợp không có đường khác thì cứ kiếm chỗ nào cao mà đứng nghỉ ngơi, đợi nước bớt ngập rồi chạy xe qua.
Lấy ví dụ về nhà sớm được vài tiếng mà mất mấy trăm nghìn thậm chí là cả triệu đồng tiền sửa xe thì đâu đáng.