Lịch sử của ngành sản xuất nón bảo hiểm đã đi một chặng đường rất dài kể từ khi bắt đầu những cuộc đua với chiếc nón có loại vỏ mềm, về cơ bản chỉ để bảo vệ khỏi côn trùng.
Vào đầu những năm 30, mọi người đã thấy sự thay thế của vải mềm bằng da nhưng chắc chắn vẫn không đủ để bảo vệ đầu của người lái khi có va chạm.
Dần dần, nón bảo hiểm đã được phát triển và mang một lớp vỏ cứng giúp chống va đập mạnh.
Kính bảo hộ cũng được bổ sung sau đó cung cấp khả năng bảo vệ mắt cũng như khuôn mặt.
Vào đầu những năm 60, DuPont đã phát triển loại vật liệu meta-aramide chịu nhiệt được gọi là ‘Nomex’, được bán ra thị trường lần đầu tiên vào năm 1967.
Những vật liệu này cũng tạo nên nền tảng của nón bảo hiểm chống cháy mà các tay đua hiện nay sử dụng. Với những rủi ro trong cuộc đua, nghiên cứu này rất quan trọng đối với sự an toàn của các tay đua.
Những năm 70, nón fullface lần đầu được giới thiệu và lớp lót được gắn vào mặt dưới của nón để bảo vệ cổ khỏi bụi bẩn và lửa.
Vào cuối những năm 80, hệ thống liên lạc đã được thêm vào để cho phép người điều khiển nói chuyện với mọi người tại các điểm dừng.
Tính khí động học của nón bảo hiểm được tập trung phát triển vào đầu những năm 90, có thiết kế mỏng hơn và giảm lực cản của không khí.
Những năm 2000, vật liệu nhẹ, bền và chắc chắn bắt đầu được ứng dụng trong việc chế tạo nón bảo hiểm.
Miếng tear-off trên kính rất hữu ích để tăng khả năng quan sát nhưng các tay đua F1 không được phép ném trên đường đua hoặc trong làn đường pit. FIA chỉ cho phép họ tháo ra ở pit stop hoặc đặt vào khoang lái của xe.
Thiết bị Hỗ trợ Đầu và Cổ (HANS) làm chủ yếu bằng sợi carbon đã được giới thiệu và hiện là phụ kiện bắt buộc mà các tay đua phải đeo.
Ống dẫn khí là một tính năng khác của nón bảo hiểm cho đua xe hiện đại, cung cấp cho người lái nguồn không khí sạch, tránh hít phải nhiều lượng khí thải từ những chiếc xe đua.
Nón bảo hiểm hiện tại được sử dụng trong giải đua F1 hầu hết được làm từ sự kết hợp của sợi carbon và vật liệu kevlar.
Công dụng của vật liệu này là giữ cho trọng lượng nhẹ, khoảng 1,25 kg và đồng thời gia tăng sự cứng cáp để bảo vệ tốt hơn. Nón bảo hiểm quá nặng cũng không được phép vì sẽ ảnh hưởng đến sự thoải mái của tay đua.
Các tay đua F1 phải chọn lọc trong việc lựa chọn kiểu dáng nón bảo hiểm vì FIA chỉ cho phép một lần thay đổi qua mỗi mùa.