Bảo dưỡng định kỳ là một bước cực kỳ quan trọng nhằm phát hiện và sửa chữa kịp thời những hư hỏng của xe. Để xe máy luôn vận hành êm ái bền bỉ và đảm bảo an toàn thì chủ nhân nên lưu ý bảo dưỡng những chi tiết sau theo thời gian định kỳ.
Kiểm tra săm lốp (6 tháng/lần)
Săm lốp là một trong những bộ phận ảnh hướng lớn tới sự an toàn của người lái xe khi di chuyển.
Nên thay săm lốp định kỳ 6 tháng/lần. Ảnh:Cartimes.vn
Vì thế trong quá trình sử dụng xe cần phải thường xuyên kiểm tra săm lốp và thay thế những loại săm lốp chính hãng để đảm bảo an toàn cho người và xe khi vận hành. Theo lời khuyên của các chuyên gia, khi sử dụng xe máy tốt nhất là nên định kỳ 6 tháng/lần đưa xe đi bảo dưỡng để đảm bảo xe luôn trong trạng thái tốt nhất.
Thay dầu phanh và má phanh (15.000 – 20.000 km/lần)
Phanh là bộ phận sử dụng ma sát, chuyển động năng thành nhiệt năng để giảm tốc độ của xe. Quá trình này gây ra sự mài mòn liên tục lên má phanh.
Kiểm tra má phanh và dầu phanh thường xuyên. Ảnh: tinhte.vn
Má phanh mòn không chỉ gây mất an toàn mà còn mài mòn đĩa phanh, gây cong vênh, mất độ bám kể cả khi thay má phanh mới. Dầu phanh cạn hoặc bị cặn bẩn sẽ khiến việc bóp phanh không trơn tru, hỏng pít-tông phanh. Ngay cả khi bạn cảm giác hệ thống hoạt động tốt, vẫn nên kiểm tra/thay thế các chi tiết này mỗi 15.000 – 20.000 km.
Thay dầu/nhớt (1.500 – 2.000 km/lần)
Ở Việt Nam, các hãng xe thì khuyến cáo nên thay dầu định kỳ theo lịch bảo dưỡng trong sách hướng dẫn sử dụng theo từng loại xe. Nếu sử dụng xe trong điều kiện bình thường, sau 1.000 km đầu tiên buộc phải thay dầu và tiếp sau mỗi 4.000 km thay dầu một lần.
Dầu xe giúp máy hoạt động trơn tru. Ảnh: xefun.vn
Với những xe sử dụng thường xuyên khoảng 1.000 km mỗi tháng thì rút ngắn thời gian thay. Tuy nhiên trong thời gian đầu, với xe mới, nếu sau chạy rà 500 km mà thay dầu sớm thì càng tốt.
Thay dầu láp (6.000 – 8.000 km/lần)
Dầu láp là sản phẩm nhớt chuyên dụng riêng biệt dành cho xe tay ga. Việc thay nhớt láp, nhớt hộp số cho xe tay ga có thể nói là vô cùng quan trọng và cần thiết không thua gì thay nhớt máy. Thế nhưng yếu tố nhớt láp lại thường bị người sử dụng xe tay ga bỏ quên.
Dầu láp rất quan trọng với xe ga. Ảnh
Không thay dầu láp sẽ dẫn tới tình trạng khô, rơ, láp hú và giảm hiệu quả truyền động của động cơ. Nặng hơn có thể dẫn tới tình trạng vỡ bánh răng, mất truyền động.
Bugi (khoảng 8.000 – 10.000 km/lần)
Bugi là bộ phận cuối cùng của hệ thống đánh lửa và đóng vai trò phát sinh tia lửa điện giữa hai điện cực để đốt cháy hỗn hợp không khí- xăng từ chế hòa khí trong buồng đốt. Bugi là một bộ phận có thể vệ sinh nhưng thường không mang lại hiệu quả thực sự.
Một chiếc bugi thông thường có thể chạy được tới vài chục nghìn km mới “chết” hẳn, nhưng chỉ sau khoảng 10.000 km, bugi cũng đã hao mòn nhiều, hoạt động kém hiệu quả, gây tốn xăng nóng máy. Vì vậy, người dùng nên thay sau 8.000 – 10.000 km để có hiệu quả hoạt động tốt nhất.
Lọc gió (6.000 – 8.000 km/lần)
Lọc gió giúp lọc bụi bẩn trước khi đưa không khí vào hòa cùng xăng để tạo hỗn hợp cháy. Lọc gió quá bẩn sẽ khiến nhiên liệu phun vào không cháy hết, xe yếu, hụt hơi, thải ra khói đen.
Theo khuyến cáo của các nhà sản xuất thì xe máy nên thay lọc gió sau 6.000 – 8.000 km, nhưng nếu xe di chuyển trong khu vực quá bẩn, nhiều bụi, hoặc lọc gió bị thấm nước thì nên thay sớm hơn dự định, khoảng 4.000 km thì nên thay thế nếu xe chạy nhiều trong khu vực không khí ô nhiễm.
Côn và dây cu-roa (kiểm tra mỗi 8.000 km, thay mới 15.000 – 20.000 km/lần)
Việc kiểm tra và thay thế định kỳ các chi tiết này là hết sức cần thiết, do những hỏng hóc ở côn hay dây đai ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng di chuyển của xe. Ngoài thời gian định kỳ nói trên, bạn nên kiểm tra bất cứ khi nào thấy xe có dấu hiệu “gào” máy, ì xe.