Nhìn chung, mô tô có thiết kế dáng sport sẽ được tối ưu để chạy nhanh.
Dáng ngồi có xu hướng chồm lên trước, mông đưa ra sau, gác chân đặt cao tạo tư thế lái giúp ôm chắc chiếc xe hơn, dễ dàng núp gió.
Thân xe có thiết kế khí động học, bảo đảm sự ổn định khi người lái cần cầm ga liên tục ở tốc độ cao.
Điều kiện bình thường thì việc này sẽ không quan trọng mấy nhưng những ở giải đua thì cần nghiên cứu rất kĩ, để tay đua và xe có thể hợp nhất mới tối ưu từ đường thẳng đến đoạn cua khi thi đấu.
Mô tô dáng sport được chia làm 3 loại:
Sport Bike
Hay còn gọi là mô tô thuần sport sẽ có ghi đông đặt rất thấp và thường là dòng xe chủ lực của mỗi hãng, những công nghệ cao cấp nhất sẽ được áp dụng vào dòng này.
Đặc biệt là phân khúc 1000cc, một cuộc chiến rất gay gắt giữa các ông trùm, thường được đem ra so sánh nhiều nhất.
Có thể dễ dàng nhận ra ông nào ngồi tư thế chồm lên phía trước, mông đưa ra sau và thân người muốn ôm luôn cái bình xăng là sport bike đó
Còn xe nhìn vào là dễ rồi, bộ dàn áo sẽ khá nhiều, che chắn gần hết những bộ phận bên trong.
VD: Yamaha R1M, CBR1000RR-R, BMW S1000RR, Ducati Panigale V4R …
Sport-touring & sport-city
Như tên gọi thì 2 dòng này là biến thể của dòng sport bike, tất nhiên vẫn là một chiếc xe nhiều dàn nhựa và dáng ngồi chồm nhưng lại phục vụ cho hai nhu cầu khác nhau.
Sport-city để chỉ một chiếc mô tô chuyên dùng để đi phố như: CBR150R, R3, Ninja 400 …
Ngoại hình xe vẫn tương đương nhưng ghi đông sẽ cao hơn là dòng sport bike cho nên dáng ngồi sẽ đỡ chồm hơn, đỡ mỏi hơn, có thể dùng đi phố hằng ngày.
Sport-touring có thể điểm qua vài chiếc như: Kawasaki Ninja 1000 SX, BMW S1000XR, Yamaha Tracer 900 GT …
Dòng này sẽ phục vụ cho nhu cầu chạy đường dài, dành cho những anh em nào mê dáng sport nhưng lại thích đi tour.
Còn sport-touring thường dùng chuyên dụng cho việc đi đường dài như: Kawasaki Ninja 1000 SX, BMW S1000XR, Yamaha Tracer 900 GT …