Valentino Rossi (# 46 )
Ít ai biết được rằng con số 46 mà Rossi đang mang chính là số xe mà cha của Rossi – ông Granziano mang khi tham gia cuộc đua Grand Prix năm 1979 với 3 chiến thắng.
Đây là yếu tố then chốt tạo thành “luật bất thành văn” lên các tay đua khác là “nên giữ nguyên 1 con số theo suốt sự nghiệp đua xe”.
Thẳng thắn thì chả tay đua nào dám “ngạo mạn” như Rossi quyết giữ con số xe đua của mình.
Điển hình như năm 2001, quy định của MotoGP là 5 tay đua thứ hạng cao nhất của năm trước phải có số xe từ 1-5, Rossi không theo quy định này mà vẫn dùng số 46 (năm trước anh đứng nhì).
Đến năm 2002, tay đua người Ý giành chức vô địch, nhưng Rossi từ chối việc đổi số xe từ 46 thành số 1.
Jorge Lorenzo (#99)
Ngoại trừ Rossi và một số các tay đua khác chọn cách giữ lại con số gắn liền với mình trong mùa giải trước, thì cũng có trường hợp tay đua đổi số sau khi chiến thắng giải; điển hình là Jorge Lorenzo.
Số chính là yếu tố tốt nhất để phân biệt các tay đua
Khởi nghiệp với con số 48 – số của huấn luyện viên Dani Amatriain. Năm 2006, Jorge Lorenzo chiến thắng phân khúc 250 phân khối nên năm 2007, Lorenzo sử dụng số 1 để thi đấu.
Khi tham gia giải đua MotoGP, Lorenzo sử dụng lại số 48.
Tuy nhiên đến năm 2011, Lorenzo đã đen số 1 – con số gắn với nhà vô địch năm trước (2010). Đến 2 lần vô địch các mùa kế tiếp, Lorenzo tiếp tục sử dụng lại số 99.
Andrea Dovizioso (#4)
Đương kim Á quân MotoGP 2017 – Andrea Dovizioso khởi nghiệp với con số 34 dựa theo thần tượng Kevin Schwantz.
Nhưng khi tham gia vào thể thức đua MotoGP, Dovi không được sử dụng con số này, do FIM (Federation Internationale de Motorcyclisme) đã “treo số” nhằm tôn vinh Schwantz.
Đồng nghĩa, lúc này Dovi buộc phải chọn số khác hoặc giữ lại một trong hai con số “34”, tay đua người Ý đã chọn số “4” như một phần theo đuổi thần tượng Schwantz.
Marc Marquez (#93)
Tiếp bước Valentino Rossi với số 46, tay đua người Tây Ban Nha – Marc Marquez cũng giữ nguyên con số 93 dù có cơ hội sử dụng số 1 khi 3 lần vô địch MotoGP; bởi với anh con số 93 ám chỉ đến năm sinh 1993 của mình.
Ngoài số 34 của Kevin Schwantz, số 46 của Rossi thì tổ chức FIM cũng từng “treo” số đối với Marco Simoncelli là 58, số 74 của Daijiro Kato hay 48 của Shoya Tomizawa và Loris Capirossi số 65.
Dani Pedrosa (#26)
Con số 26 đến với Pedrosa không phải tự chọn mà do cựu tay đua MotoGP – huấn luyện viên Alberto Puig chọn thay.
Không chỉ Pedrosa, mà hai “đệ tử” khác là Toni Elias và Joan Olive cũng được Puig “bốc số” 24 và 25 cho mùa giải thể thức 125 phân khối vào năm 2001.
Sự nghiệp của Pedrosa gần như gắn liền với số 26, trừ năm 2008-2009 anh sử dụng số 2 và số 3 vì luật đánh số áp dụng trong thời điểm này.
Nói về Alberto Puig, vị huấn luyện viên này có vẻ thích chọn số liền theo thứ tự, đơn cử như tay đua người Úc – Casey Stoner tham gia giải thể thức 250 phân khối năm 2002 có số 27.
Ngoài những cái tên kể trên thì những tay đua khác cũng có ý nghĩa riêng khi sử dụng con số của mình, như: Andrea Iannone (#29) khởi nghiệp với số 9 (số ngày sinh) và sau đó Andrea ghép số 2 của người em trai là Angelo Iannone thành số 29; Cal Crutchlow (#35) thích số 5 nhưng không thể chọn riêng nên phải thêm số 3 phía trước thành số 35.
Có trường hợp tay đua chọn số để làm hài lòng nhà tài trợ, như: Maverick Vinales (#25) từng phải đeo số 40 trong mùa giải 2014, may mắn là sau đó Vinales được trả lại số 25 ưa thích.
Aleix Espargaro thích số 41 do thần tượng tay đua Youichi Ui thể thức 125 sử dụng con số này, nhưng sau đó bị chuyển sang số 42 vào năm 2006 và đổi tiếp sang số 40 ở Moto2.
Pol Estargaro (#44) cũng bị tình trạng tương tự, dù đã chọn số 44 từ năm 2007 nhưng 2 năm ở Moto2 Estargaro bị chuyển sang số 40.
Bên cạnh đó, một số tay đua khác vẫn giữ được con số yêu thích của mình như Scott Redding (#45), Danilo Petrucci (#9), Alvaro Bautista (#19, một số giải đua nhỏ là #51), Hecto Barbera (#8, có thời kỳ phải đeo số 80, năm 2011 được dùng số 8 yêu thích).