Tuy nhiên điều này chưa chắc đúng!
Quan điểm này không phải là hiếm, điển hình là có rất nhiều bạn trẻ tài chính hạn hẹp nhưng quá đam mê PKL nên mua xe nhưng không tìm hiểu kỹ các thuật ngữ giấy tờ xe.
Gần đây trên các diễn đàn về mô tô PKL đã đăng tải thông tin Cảnh sát Giao thông tại Vũng Tàu kiểm tra xe rất gắt, dù là xe đang di chuyển hoặc xe đang dựng trên vỉa hè.
Nếu xe nào giấy tờ xịn (giấy Hải quan chính ngạch) thì được lấy về, còn lại xe sẽ phải nằm lại xác minh. Trong đó, có nhiều trường hợp mua xe “bao sang tên” nhưng vẫn phải để xe lại.
Bạn cần hiểu rằng tên bạn có thể ghi trên cà vẹt nhưng chưa chắc cà vẹt đó đúng với chiếc xe bạn đang đi.
Người bán dù nói “mua xe anh, anh bao sang tên cho chú, yên tâm mà đi”. Thậm chí có lên công an xét xe, làm thủ tục sang tên hẳn hoi nhưng chưa chắc chiếc xe này đúng với mẫu xe, đời xe mà bạn chuẩn bị mua.
Nghĩa là như vầy! Bạn mua chiếc xe đời 2008 nhưng giấy tờ xe ghi “đăng ký lần đầu” vào năm 1996. Lúc này dù là bạn có đứng tên trên cà-vẹt thì xe bạn cũng thuộc loại “nhập nhằng”.
Xe đời 2008 nhưng đăng ký lần đầu 1996, bộ giấy này hoàn toàn không phải của chiếc xe bạn mua. Có thể đây là giấy giả, giấy dỏm được “tháp” vào bộ hồ sơ của bạn để “hợp lệ”.
Đối với loại giấy tờ dỏm này, nếu như anh em bị đưa xe về trụ sở Công an, thì chắc chắn sẽ bị phạt từ 800-1 triệu đồng cho hành vi đóng lại số khung, số máy.
“Vậy sao số khung, số máy của xe giống hệt với cà-vẹt tên tôi?”, đã gọi là “tháp” giấy thì tất nhiên người bán sẽ “bùa” lại toàn bộ số của xe để hợp thức hóa chiếc xe.
Để thật sự an tâm, bạn hãy dành dụm đủ tiền để mua hẳn xe mới, còn không thì phương án vay ngân hàng trả góp cũng là lựa chọn tốt.
Trong trường hợp tiền ít và muốn mua xe cũ thì hãy đến các “lò” mô tô nhờ họ tìm giúp xe thanh lý của Hải quan hoặc Công an, những mẫu xe này giá thấp hơn một nửa nhưng vẫn là giấy tờ “xịn” vì có nguồn gốc rõ ràng.
Đam mê là một chuyện nhưng khi mua xe PKL thì cần lý trí để tránh rơi vào “mê hồn trận” giấy tờ. Hãy bỏ đi tư tưởng xe ngon – giá rẻ khi chơi PKL!