Ở chủ đề trước mình có đề cập đến vấn đề vào cua “có nên” sử dụng thắng trước hay không? thì ở mức độ chạy xe trên đường thì có thể là không nên. Nhưng ở mức độ kỹ năng cao, đặc biệt là trong đường đua, đi Tour gặp cua lạ,… việc bóp thắng khi vào cua là có thể và vận dụng rất tốt, vậy hôm nay hãy cùng thảo luận về vấn đề này nhé.
Xài thắng khi vào cua liệu có hợp lý không?
Theo lí thuyết nguyên tắc khi vào cua bao gồm: Phanh trước cua – về số – vào cua – tăng tốc trở lại, là kỹ năng mà những người đi xe hai bánh nói chung được hướng dẫn khi vào cua. Đây là cách thức chung và an toàn nhất bởi khi hãm đủ tốc để nghiêng xe vào cua và không chịu tác động của phanh hay ga sẽ tạo sự cân bằng cần thiết để xe ra khỏi cua an toàn.
Tuy nhiên cũng có một phương pháp khác đó là rà phanh trong khúc cua được gọi là trail braking. Kỹ năng này “không được” khuyến khích bởi nếu chưa thành thạo.
Bởi việc bóp “quá tay” sẽ khiến xe mất cân bằng quán tính, giằng ngược lên và thường gây ngã xe, dễ xảy ra tai nạn ngoài ý muốn.
Đối với nhiều người nói chung với kỹ năng thông thường đủ để chạy xe ngoài đường thì xài thắng trong khi cua được xem là quá nguy hiểm và không nên mạo hiểm áp dụng nếu kỹ năng chuyên môn không có.
Nhưng trail braking là một kỹ thuật đỉnh trong bộ môn thể thao 2 bánh nói chung. Trong các cuộc đua như MotoGP, WSBK,… thì tay đua nào cũng phải xài kỹ thuật này.
Trail braking khá mạo hiểm vì thế cần luyện tập đến khi cảm nhận làm chủ tay ga và phanh mới áp dụng. Ở đường công cộng không nên áp dụng cách xài khi vào cua như thế này bởi chỉ các tay đua chuyên nghiệp mới cần sử dụng khi vào cua để vượt mặt đối thủ.
Về nguyên tắc thì trước hết người lái sử dụng phanh trước để giảm tốc. Đến khi xe vào khúc cua sẽ từ từ nhả phanh nhưng vẫn rà để tăng góc nghiêng cho xe, đảm bảo vào cua ổn định.
Cho đến nay vẫn có nhiều luồng ý kiến khác nhau về việc sử dụng trail braking ngay cả trong giới chuyên nghiệp. Phần lớn cho rằng chỉ nên sử dụng kỹ thuật này trong đường đua, nơi những tay đua chuyên nghiệp được đào tạo bài bản, mặt đường chất lượng cũng như có đồ bảo hộ tiêu chuẩn.
Nhưng cũng có một số ít lại cho rằng ngay cả những người chạy mô tô trên đường công cộng (cũng nên áp dụng kỹ năng này để tăng khả năng kiểm soát chiếc xe khi vào cua).
Và cũng lưu ý rằng kỹ thuật này cần được dạy bởi HLV, đừng tự học rồi thử trên đường nha anh em. Vì nó rất khó tập và cần thời gian rèn luyện. Chúc anh em thành công và lái xe an toàn.