Bugi là gì? nằm ở đâu?
Có thể hiểu đơn giản Bugi là công cụ giúp cung cấp tia lửa điện giúp đốt cháy hỗn hợp khí ( bao gồm nhiên liệu – không khí ), tia lửa điện ở bugi phải mạnh và phát điện đúng thời điểm để có thể đốt cháy được nhiên liệu một cách triệt giúp xe có thể hoạt động.
Thông thường, điện áp giữa hai cực của bugi khoảng từ 40.000 đến 100.000 vôn.
Bugi xe máy thường nằm ở vị trí giữa 2 yếm trước, bên trong khoang động cơ, một số xe có thể khó khăn trong việc nhìn thấy bộ phận này. Bugi xe máy trên xe số sẽ dễ nhìn thấy hơn còn trên xe tay ga thì ngược lại.
Bên cạnh đó, đây là một trong những bộ phận “cửa ngõ” của động cơ. Chính vì vậy mà, thông qua bugi người dùng có thể chẩn đoán được nhiều lỗi hỏng hóc liên quan đến động cơ của xe máy.
Cấu tạo chi tiết của bugi xe máy
Như vậy, để có thể sử dụng Bugi xe máy và cách thay thế hiệu quả, anh em cần phải nắm được cấu tạo chi tiết của bộ phận này. Thông thường, thì Bugi xe máy được cấu tạo bao gồm 3 bộ phận chính là: điện cực, vỏ cách điện, và khoảng trống. Trong đó:
Điện cực của bugi
Điện cực chính là nơi tia lửa điện được tạo ra, vì vậy để giúp các chi tiết này hoạt động được trong điều kiện khắc nghiệt, thì nhà sản xuất đều dùng các vật liệu có độ bền cơ học cao, cùng với khả năng chống ăn mòn tốt.
Hầu hết, vật liệu để tạo lõi điện cực này có kết cấu làm bằng Đồng, còn phần đầu cực là nơi phóng ra tia lửa điện thì sẽ được làm từ những hợp kim như: Niken, Crom, hay Silicon, và Mangan.
Vỏ cách điện bugi
Vỏ cách điện của Bugi thường được cấu tạo từ gốm Oxit nhôm (Al2O3) có nhiệm vụ giúp đảm bảo cho dòng điện cao áp không bị rò rỉ được ra bên ngoài. Đặc tính của vỏ cách điện này có độ bền cơ học cao, cùng khả năng chịu nhiệt độ và có áp suất nén lớn.
Bên cạnh đó, ở trên thân vỏ cách điện còn được các nhà sản xuất tạo ra những nếp nhăn sóng thiết kế về phía đầu tiếp xúc với Bugi (thường thì số nếp nhăn này sẽ dao động vào khoảng từ 4 – 5 nếp).
Mục đích của việc này chính là giúp ngăn ngừa trường hợp phóng điện cao áp từ đầu tiếp xúc của Bugi xuống phần kim loại và làm cho hiệu quả đánh lửa trong buồng đốt của động cơ bị giảm xuống.
Dung tích khoảng trống
Cuối cùng là dung tích khoảng trống, thực ra nó chính là khoảng không gian giữa 2 điện cực. Trong trường hợp khoảng không này càng lớn, thì khả năng tản nhiệt của Bugi sẽ càng kém hoặc ngược lại. Do đó mà hầu hết các nhà sản xuất thường chia Bugi ra thành 2 loại chính là bugi nóng và bugi lạnh. Thì:
+ Bugi nóng: có khả năng tản nhiệt chậm và thường rất dễ bị nóng lên. Thường được sử dụng cho động cơ có tỉ số nén thấp, và có tốc độ động cơ không cao, đặc biệt là sử dụng cho các loại xe thường xuyên chạy tốc độ thấp hay chạy các quãng đường ngắn, có tải nhẹ.
+ Bugi lạnh: có khả năng tản nhiệt nhanh và rất dễ làm nguội. Sử dụng cho động cơ có tỉ số nén cao (thường là phân khối lớn), có tốc độ động cơ thường hoạt động ở chế độ cao, nhất là xe thường xuyên chạy ở tốc độ cao, và chạy các quãng đường dài, tải nặng.
Thông thường các nhà sản xuất Bugi sẽ đưa ra các tiêu chuẩn để lựa chọn Bugi dựa trên một dải nhiệt độ phù hợp. Dải nhiệt độ này thể hiện mức nhiệt độ mà Bugi phải làm việc thường xuyên trong điều kiện đó.
Việc lắp ráp Bugi vào đúng vị trí là vô cùng quan trọng bởi nó ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả cháy – giãn nở, và công suất của động cơ, cũng như ảnh hưởng đến tuổi thọ của toàn bộ chi tiết bên trong xe máy.
Qua đó, nếu như Bugi bị nhiễm nước hoặc lâu ngày bị bẩn, thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến khả năng khởi động của xe, thậm chí không thể hoạt động được.