Maserati MC20
Hệ thống đốt kép của MC20 chỉ là một trong những điểm nổi bật của động cơ V6 621 mã lực. Kỹ sư trưởng của Maserati về động cơ hiệu suất cao Matteo Valentini cho biết “công nghệ hệ thống đốt kép sẽ được sử dụng trên nhiều động cơ trong tương lai”.
Về nguyên lý, hệ thống đốt cháy trước hỗn hợp không khí/nhiên liệu trong một buồng riêng biệt với buồng chính, động cơ Nettuno vừa có thể tiết kiệm nhiên liệu hợp lý vừa tạo ra sức mạnh điên cuồng. Điều này giúp giảm độ trễ và kích thước của turbo trong khi vẫn tạo ra sức mạnh đáng kể từ động cơ V6.
Cadillac CT6
Cadillac CT6-V hiệu suất cao xuất hiện vào năm 2018 với động cơ Blackwing V8 mới. Động cơ tăng áp kép 4,2L là động cơ V8 cam kép đầu tiên của hãng kể từ thời còn trọng dụng Northstar. Hai turbo cuộn đôi được gắn bên trong giúp động cơ hoạt động nhạy bén và hiệu quả trong khi nó tạo ra công suất 550 mã lực và mô-men xoắn 640 lb-ft.
Porsche Carrera GT
Porsche Carrera GT ban đầu được hình thành với động cơ 6 xi-lanh tăng áp. Tuy nhiên, nó đã được thiết kế lại để sử dụng động cơ V10 huyền thoại hiện nay có nguồn gốc từ chương trình Porsche LMP2000 đã bị hủy bỏ. Vì vậy đây là siêu xe thể thao có nguồn gốc từ một chiếc Porsche V10 được chế tạo cho đội đua công thức một.
Ý tưởng ban đầu của Carrera GT sử dụng phiên bản 5,5L của V10, nhưng nó đã được mở rộng lên 5,7L và tạo ra công suất 603 mã lực vào thời điểm được sản xuất. Carrera GT có thể chạy nước rút đến 96,5 km/h trong 3,5 giây, 209 km/h trong 8 giây.
Lexus LFA
Giống như Carrera GT, Lexus LFA cũng được trang bị động cơ V10 hút khí tự nhiên của riêng mình. Nó tạo ra 553 mã lực được phân phối đầy đủ ở 8.700 vòng/phút. Một phần trong quyết định phát triển động cơ V10 của Yamaha cho LFA là sẽ có vòng tua máy cao hơn động cơ V8 và có khối lượng chuyển động qua lại thấp hơn động cơ V12.
Sản phẩm cuối cùng cũng có trọng lượng nhẹ hơn động cơ V6 tiêu chuẩn mà Lexus đang sản xuất vào thời điểm đó. Ngoài ra, V10 của LFA đã được phát triển với tính năng kiểm soát độ rung.
Audi Q7 V12 TDI quattro
Động cơ V12 TDI của Audi vẫn là động cơ diesel 12 xi-lanh duy nhất được sử dụng trên SUV Q7 SUV. Theo nhà sản xuất, động cơ này dựa trên công nghệ diesel từ xe đua Audi R10 TDI, nhưng chúng không có chung DNA trên thực tế.
Động cơ 6,0L chỉ tạo ra hơn 490 mã lực và mô-men xoắn cực kỳ cơ bắp 738 lb-ft được trang bị cho chiếc SUV được sản xuất vào năm 2008. Audi đã có kế hoạch đưa Q7 V12 TDI quattro đến Mỹ bằng cách sử dụng công nghệ xử lý khí thải diesel được phát triển giữa Volkswagen và Mercedes -Benz. Tuy nhiên giấc mộng này không đạt được do cuộc khủng hoảng tài chính ập đến khi chiếc xe được đưa vào sản xuất. Đối với châu Âu, Q7 chạy bằng động cơ V12 đã có sẵn cho đến năm 2012.
Toyota Century
Chiếc sedan hàng đầu sang trọng của Toyota được tập trung bán tại thị trường nội địa Nhật Bản. Phiên bản Century Royal cũng là một mẫu xe chính thức khác của thương hiệu nhưng cả hai phiên bản đều được thiết kế riêng hoàn toàn và sử dụng động cơ dòng V12 GZ của Century.
Cả hai đều là động cơ độc quyền cho thế hệ thứ hai được chế tạo từ năm 1997 đến năm 2017. Phiên bản 1GZ-FNE chạy bằng khí nén tự nhiên và tạo ra công suất 255 mã lực và mô-men xoắn 299 lb-ft được bán từ năm 2003-2004. Động cơ 1GZ-FE chạy bằng xăng tạo ra 295 mã lực và 355 lb-ft.
Porsche 928
Porsche đã cố gắng bắt đầu thay thế 911 vào năm 1977 bằng cách sản xuất chiếc grand tourer hạng sang trang bị động cơ V8 đặt động cơ trước. Đây là động cơ V8 sản xuất đầu tiên của Porsche có thiết kế trục cam đơn với dung tích 4,5L. Nó tạo ra 219 mã lực ở các mẫu xe tại thị trường Mỹ và 237 mã lực ở những nơi khác.
Vào thời điểm hoàn thành sản xuất vào năm 1995, phiên bản lớn nhất của động cơ M28 là 5,4L, công suất 345 mã lực với mô-men xoắn 369 lb-ft. Tuy nhiên, chiếc 928 nhanh nhất có tên “Rekordwagen.” Nó được chế tạo bởi 928 Motorsports, LLC, tạo ra công suất 900 mã lực từ động cơ V8 6,54L. Rekordwagen được chế tạo cho nỗ lực lập kỷ lục tốc độ với thành tích khoảng 348 km/h tại Bonneville Salt Flats.